Giới thiệu Củ lan huệ Nắng Mai củ to ạ (hình 2)
Giống như nhiều loại cây trồng khác trong quá trình sinh trưởng muốn ra hoa cây huệ đỏ (Amaryllis sp,) có người gọi là huệ nhung, hay cây hoa loa kèn đỏ…..cũng đòi hỏi phải có một thời gian khô hạn thiếu nước để phân hóa mầm hoa.
Vì thế trong điều kiện tự nhiên vào mùa khô ở các tỉnh phía Nam cây huệ bị thiếu nước khô héo hết lá, chỉ còn trơ lại củ (thân giả), đây là thời gian cây phân hóa mầm hoa, khi mùa mưa đến có đủ nước, cây huệ mới ra lá bà trổ hoa. Như vậy về mặt nguyên nhân, cơ bản đã xác định được đó là do trong quá trình chăm sóc bạn đã quá chu đáo: “Hàng ngày tưới nước đầy đủ” cho cây, tức là bạn đã làm đảo lộn quá trình sinh lý bình thường của cây, khiến cho cây không có được thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa như yêu cầu vốn có về mặt sinh lý mà chúng đòi hỏi.
Đã thế bạn lại bón nhiều phân cố tình thúc ép cho chúng sinh con đẻ cái, để có nhiều hoa đâm ra cây lại phát triển rất xanh tốt, khiến chúng rơi vào tình trạng bị tốt lốp nên rất khó ra hoa. Muốn cho chúng ra hoa không có gì khó khăn lắm, bạn chỉ việc đưa chậu cây cảnh của bạn ra ngoài trời (tốt nhất là trống trả lại chúng xuống mặt đất vườn) rồi cứ để mặc cho chúng sinh sống một cách tự nhiên như điều kiện tự nhiên vốn có của khí hậu miền Nam (có hai mùa mưa nắng rõ rệt) để chúng được hưởng những điều kiện tự nhiên vốn có theo yêu cầu của chúng, cụ thể là vào mùa khô khi trời đã hết mưa thì cứ để mặc kệ chúng, không nên o bế tưới lắm làm gì vì chính thời gian bị khô hạn lại là lúc chúng phân hóa mầm hoa đấy. Trong thời gian bị khô hạn này bộ lá của cây sẽ bị tàn lụi. Khi mùa mưa đến, cây được cung cấp đủ nước, chúng sẽ ra lá trở lại và ra hoa. Tuy nhiên để cho chúng dễ ra hoa, trong mùa mưa bạn cũng nên bón bổ xung thêm cho chúng một ít phân lân và phân kali.
Còn về cách điều khiển cho cây huệ đỏ ra hoa vào dịp Tết thì bạn có thể thực hiện theo cách sau đây: trong mùa mưa bạn cố gắng chăm sóc, bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh cho cây thật chu đáo, đặc biệt là phải bón phân đầy đủ cho cây (nhất là phân lân vào các tháng 5,6,7,8). Có một điều bạn cần hết sức lưu ý là phải luôn đảm bảo cho cây có đủ nước, nếu vô ý để cho cây bị hạn một thời gian dài (thí dụ gặp phải hạn bà chằng) làm đất bị khô cằn, cây bị khô héo lá, đến khi trời có mưa hoặc tưới nước trở lại cây huệ sẽ ra bông một cách tự nhiên chứ không theo ý muốn của bạn nữa. Đến tháng mười âm lịch nhổ cây huệ lên cắt bỏ hết lá và rễ, đặt lên giàn, phơi trong bóng mát, nhớ không được để dưới đất ẩm hay phun tưới nước cho cây (cũng có thể sau khi nhổ cây đem phơi nắng cho đến khi vỏ ngoài của củ huệ đổi màu như củ hành tây thì cắt hết bỏ rễ và lá sau đó mới đặt lên giàn ở chỗ mát), để cho cây ngừng tăng trưởng một thời gian. Khi nào muốn củ huệ ra hoa thì đem trồng củ huệ vào trong chậu hay giỏ tre đã có sẵn hỗn hợp đât, phân hữu cơ tro trấu. Sau khi trồng đưa chậu cây vào chỗ mát, tưới nước đủ ẩm, khi nào thấy củ huệ nhú mầm lá hoặc mầm hoa thì đưa chậu cây ra ngoài nắng.
Nơi sản xuất: Vườn vybaogarden. ng
Giá XFC