ý nghĩa của tranh Gà Đại Cát
Tranh thể hiện một lời chúc tụng và ước vọng cho một cuộc sống may mắn. Trong tiếng Hán, đại kê (gà trống) gần âm với chữ đại cát. Đây là nội dung của một quẻ bói tốt nhất cho công việc hoặc tương lai của con người được sử dụng trong tranh thay cho lời chúc lành mà người ta gửi đến nhau trong ngày xuân. Nội dung trực tiếp của bức tranh là hai chữ “Đại cát”, nhưng nội dung sâu xa của bức tranh lại là con gà trống ở phía dưới. Trong dân gian xưa và nay có không ít các phương pháp dự đoán tương lai và một trong số những phương pháp đó là xem bói. Một trong những phương pháp bói cổ xưa và khá phổ biến là bói bằng mai rùa, bằng chân gà. Nhưng bản văn cổ nhất của nền văn minh Đông phương nói đến bói toán lại liên quan đến hình ảnh con gà. Đó chính là trù thứ 7 trong Hồng phạm cửu trù. Trù này có tên là Kê Nghi, có nghĩa là hỏi gà. Trong các nền văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại còn di sản lưu truyền đến ngày hôm nay, như Ai cập, Ấn Độ, Hi – La và phương Đông… đều tồn tại những phương pháp bói toán. Nhưng chỉ có nền văn hóa phương Đông có hẳn một phương pháp luận cho các phương pháp bói toán này. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nếu nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại thì từ “bói” gọi nôm na dân dã ấy, có thể gọi là“khả năng dự báo”, “dự đoán”. Nền khoa học hiện đại – bao gồm tất cả mọi ngành khoa học – đã thừa nhận một tiêu chí khoa học là: “Một lí thuyết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó có khả năng lí giải hầu hết những vấn đề liên quan đến nó”. Và tất nhiên lí thuyết đó phải có khả năng dự báo. Như vậy, xuất phát từ cái nhìn của nền khoa học hiện đại, thì khả năng dự báo chỉ có thể có được sau khi hình thành một lí thuyết.
Trở lại với vấn đề bói toán của nền văn minh phương Đông với một phương pháp luận cho nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thuyết Âm Dương Ngũ hành đang tồn tại trên thực tế và hầu hết đều cho rằng có xuất xứ từ văn minh Hoa Hạ. Nhưng cũng cho đến ngày hôm nay – khi bạn đang xem cuốn sách này – không ai chứng minh được sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành qua các văn bản chữ Hán; từ những văn bản cổ nhất trải hàng thiên niên kỉ, cho đến cuốn sách mới xuất bản và phát hành ngày hôm qua. Như vậy sự dự báo của thuyết Âm Dương Ngũ hành lại có trước sự hình thành lí thuyết. Đây là sự phi lí ít nhất theo cái nhìn của nền khoa học hiện đại. Điều này đã chứng tỏ rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành đã hoàn chỉnh và tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông phương và tất nhiên, nó không thể thuộc về nền văn minh Hoa Hạ. Không thể có một sự chứng minh nào hợp lí hơn là: nền văn minh Lạc Việt chính là chủ nhân đích thực của học thuyết này (1) Ở đây, người viết không có ý định chứng minh tính khoa học hoặc phi khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng trong khả năng có hạn, người viết chỉ nhằm chứng minh tính hợp lí cho những hiện tượng liên quan đến nó, nhằm minh chứng cho nền văn hiến trải hàng ngàn năm của dân tộc Việt. Bởi vì sự tồn tại và phổ biến của một học thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh và hợp lí với chính nó – cho dù đúng hay sai – sẽ chứng tỏ một xã hội phát triển và tồn tại lâu dài với một nền văn minh rực rỡ trong những mối quan hệ xã hội của nền văn minh đó.
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh con gà có một vị trí quan trọng. Thậm chí trong tín ngưỡng dân gian với tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ công đồng; ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có một hiện tượng rất đáng chú ý. Đó là giá chầu “Cô Chín”, theo truyền thuyết đây là vị thần chuyên phụ trách bói toán. Như vậy, hình tượng con gà trong tranh dân gian Việt Nam và con gà trong tín ngưỡng thờ Thánh, cùng có chung một cội nguồn văn hóa Lạc Việt và gắn liền với việc “bói toán”. Như đã trình bày ở phần trên, hình tượng con gà dùng vào việc bói toán xưa nhất theo bản văn cổ chữ Hán là Hồng phạm cửu trù. Nhưng sử dụng hình ảnh con gà như là một biểu tượng của sự bói toán lại phổ biến trong tín ngưỡng dân gian và trong di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Điều này là một sự minh chứng rõ nét, bổ sung cho quan niệm rằng: Hồng phạm cửu trù được nhắc tới trong Kinh Thư, chính là một di sản văn hóa của người Lạc Việt và là bản hiến pháp cổ nhất của nước Văn Lang, cội nguồn của nền văn hiến trải gần 5000 năm của nước Việt Nam hiện nay . Hình tượng “con gà” trong văn hóa dân gian Việt Nam, chính là sự bảo chứng cho quan niệm này.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Thương hiệu | OEM |
---|---|
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Kích thước | 48x63cm |
Xuất xứ | Việt Nam |
SKU | 1984549594215 |
tranh gỗ treo tường tranh quan thế âm bồ tát tranh đính đá cha mẹ tranh liẻn minh khung tranh tranh đính đá cửu ngư quần hội hoa sen hình chúa giêsu đẹp khung tranh treo tường tranh phật tranh vẽ phật giáo tranh đính đa 2 mét tranh phật bà quan âm tranh tranh vợ chồng tranh đính đá tranh đính đá mã đáo thành công tramh dinh da con trau tranh đá đồng hồ tranh phật a di đà tránh đính đá phong cảnh tranh vải treo tường khung ảnh treo tường tramh dinh da co dong ho tranh đính đá tứ quý tùng cúc trúc mai conan tranh đá tranh treo tường tranh tráng gương tranh đính đá phật di lặc tranh treo tường phòng ngủ